Hướng giáo viên tới việc tự bồi dưỡng

Nhiệm vụ "đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT" đặt lên vai đội ngũ nhà giáo những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạy học và GD. Mỗi thầy giáo, cô giáo không những là người giỏi về chuyên môn dạy học các môn học mà còn phải là người có năng lực sư phạm, năng lực GD và truyền động lực học tập, tu dưỡng đạo đức nhân cách tới mỗi HS.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, mỗi thầy giáo, cô giáo tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là phương thức tốt nhất giúp người GV tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ GD - ĐT được giao.

Cô Lê Thị Thanh Huyền, Trường Tiểu học Thụy Lâm A (Đông Anh - Hà Nội) cho rằng: Một trong những điểm yếu của giáo viên hiện nay chính là sự thụ động và ngại thay đổi. Nhiều giáo viên về trình độ công nghệ thông tin còn non khiến cho tiếp cận các thông tin và kiến thức giáo dục trên Internet còn chậm.

"Theo cá nhân tôi, để triển khai và hướng giáo viên tới việc tự bồi dưỡng qua CNTT, các phòng, ban giám hiệu vẫn có chỉ đạo cụ thể. Việc tự bồi dưỡng phải có đánh giá qua các bài kiểm tra trực tuyến, qua đó có đối chiếu và kiểm chứng đối với từng cá nhân. Các giáo viên cần có tài khoản tham gia bồi dưỡng và những kết quả làm được sau bồi dưỡng phải có đánh giá thực tế, có như vậy mới tránh trường hợp làm hộ và sao chép lẫn nhau trong các tập thể" - cô Thanh Huyền nói.

Để đem lại hiệu quả trong quá trình tập huấn, theo cô Phạm Thị Hải, giáo viên Trường THPT Mai Sơn, Sơn La: Chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình GDPT mới, cần triển khai và hướng giáo viên tới việc tự bồi dưỡng qua CNTT; việc làm này sẽ tiện lợi cho giáo viên có thể chủ động tiếp cận kiến thức mình cần mà không phải mất thời gian, đỡ tốn kém cho các cơ sở giáo dục.

Thầy cô trở thành "tấm gương tự học"

Trong bối cảnh nền GD&ĐT đang đổi mới toàn diện, căn bản đòi hỏi người thầy phải tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục trong suốt sự nghiệp nhằm chuyển từ một nền giáo dục truyền thụ kiến thức sang phát huy tối đa khả năng của học sinh.

Từ kinh nghiệm đổi mới, sáng tạo trong dạy học, cô Hồ Thị Thu Chung, Trường Tiểu học Thạch Đồng (Hà Tĩnh) chia sẻ quan điểm: Chương trình GDPT mới chuyển từ một nền giáo dục truyền thụ kiến thức sang phát huy tối đa khả năng của HS, vì thế, giáo viên cần cập nhật các chương trình bồi dưỡng thường xuyên liên tục trên diễn đàn trường học kết nối; tự học qua Internet, qua các kênh tài liệu khác. Bộ GD&ĐT cần cập nhật các chương trình bồi dưỡng thường xuyên liên tục trên diễn đàn trường học kết nối. Mặc dù chương trình bồi dưỡng thường xuyên qua mạng còn khó khăn với các trường vùng sâu, vùng cao… nhưng đó là yếu tố để tiếp cận với công nghệ 4.0.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, mỗi thầy giáo, cô giáo tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là phương thức tốt nhất giúp người GV tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ GD&ĐT được giao.

Cô Lê Thị Thanh Huyền, Trường Tiểu học Thụy Lâm A (Đông Anh - Hà Nội) cho rằng: Một trong những điểm yếu của giáo viên hiện nay chính là sự thụ động và ngại thay đổi. Nhiều giáo viên về trình độ công nghệ thông tin còn non khiến cho tiếp cận các thông tin và kiến thức giáo dục trên Internet còn chậm.

"Theo cá nhân tôi, để triển khai và hướng giáo viên tới việc tự bồi dưỡng qua CNTT, các phòng, ban giám hiệu vẫn có chỉ đạo cụ thể. Việc tự bồi dưỡng phải có đánh giá qua các bài kiểm tra trực tuyến, qua đó có đối chiếu và kiểm chứng đối với từng cá nhân. Các giáo viên cần có tài khoản tham gia bồi dưỡng và những kết quả làm được sau bồi dưỡng phải có đánh giá thực tế, có như vậy mới tránh trường hợp làm hộ và sao chép lẫn nhau trong các tập thể" - cô Thanh Huyền nói.

"Xu thế chung của GD hiện nay là phát huy tối đa khả năng của HS, giúp các em tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy, người thầy với vai trò tổ chức, hướng dẫn quá trình sư phạm phải là tấm gương tự học, thành thạo trong các kỹ năng tự học. Người thầy có tự học, tự bồi dưỡng mới làm chủ được tri thức, chuyên môn và đáp ứng tốt nhất việc nâng cao chất lượng", cô Hải Yến nói.

Để giúp đội ngũ nhà giáo trong hành trình tự học, tự bồi dưỡng, Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở GDPT (ETEP) đang xây dựng Hệ thống quản lý học tập (LMS), Hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên (TEMIS) qua mạng. Dự kiến sẽ có khoảng 28.000 giáo viên phổ thông cốt cán, 4.000 cán bộ quản lý cốt cán sẽ được tập huấn, bồi dưỡng 54 module liên tục trong 3 năm. Đội ngũ cốt cán này cùng với các chuyên gia của 8 trường sư phạm sẽ hỗ trợ việc tự bồi dưỡng cho khoảng 800.000 giáo viên phổ thông và 70.000 cán bộ quản lý cơ sở GDPT thông qua mạng Internet.

Theo Lê Đăng (GD&TĐ)